Đa phần, khi con còn nhỏ phụ huynh đều cảm thấy không an tâm, không thoải mái khi con tiếp xúc với tiền hoặc những tài sản có giá trị lớn. Quả thật, việc dạy con không coi trọng tiền bạc là một phẩm chất đạo đức tốt, nhưng phẩm chất này cũng không hề mâu thuẫn với việc bồi dưỡng kỹ năng quản lý tài sản. Phụ huynh có thể học cách người Do Thái giáo dục kỹ năng quản lý tài sản cho con cái họ. Họ bắt đầu triển khai các bài học quản lý tài sản gia đình từ khi trẻ ba hoặc bốn tuổi, đó dường như đã thành thông lệ của cả dân tộc.
-------------------------------------------------------------------------
Ba tuổi: Phân biệt tiền giấy và tiền kim loại, nhận biết mệnh giá.
Bốn tuổi: Biết không thể mua hết các mặt hàng, vì thế cần phải lựa chọn.
Năm tuổi: Hiểu rõ tiền là thù lao lao động, nên phải chi tiêu hợp lý.
Sáu tuổi: Có thể đếm được những số tiền lớn, bắt đầu học tích lũy tiền, bồi dưỡng ý thức quản lý tài sản.
Bảy tuổi: So sánh lượng tiền của mình với giá cả hàng hóa, xác nhận bản thân có khả năng mua hàng hay không.
Tám tuổi: Biết mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, nghĩ cách kiếm tiền tiêu vặt.
Chín tuổi: Lập kế hoạch chi tiêu, biết mặc cả giá cả với cửa hàng, biết giao dịch mua bán.
Mười tuổi: Biết tiết kiệm tiền trong sinh hoạt thường ngày để sử dụng vào những khoản chi lớn hơn như mua giày trượt băng, ván trượt…
Để trẻ có cái nhìn cơ Trẻ em nên có cơ hội để học cách quản lý tài sản trong suốt thời thiếu niên, kể từ trẻ vừa mới bắt đầu có khái niệm về “đếm” và biết những phép tính cộng trừ đơn giản. Ba mẹ nên dạy con hiểu rõ mối quan hệ hữu cơ giữa tiền bạc và mua sắm, cho trẻ vốn riêng và khuyến khích trẻ tiêu hết tiền một cách hợp lý. Sau khi chi tiêu, phụ huynh phân tích cho trẻ hiểu mua sắm như vậy là có hợp lý, có cần thiết hay không, từ đó rút ra kinh nghiệm gì, bài học gì? Điều đó được thể hiện cụ thể qua ba bài học sau:
Bài học 1: Quan sát, so sánh giá cả
Hàng ngày, khi đi mua sắm ở chợ hoặc siêu thị, ba mẹ nên cho con đi cùng, chỉ cho con cách so sánh giá cả các mặt hàng, đặc biệt là những món đồ con yêu thích như hoa quả, bánh kẹo, snack... Thông qua hoạt động mua sắm, con dần dần biết cách phân biệt sự khác nhau giữa kích thước, hình dáng và giá cả của những món đồ gia đình sử dụng hàng ngày.
Đặc biệt, hãy giới thiệu với con các chương trình giảm giá, sự khác nhau giữa hai mức giá, lợi ích của chương trình giảm giá là gì?....
Bài học 2: Cấp khoản tiêu dùng cá nhân
Ba mẹ hãy tin tưởng và cấp cho con một khoản tiêu dùng cá nhân hàng tuần dựa theo lứa tuổi. Để có được khoản tiền này, con được yêu cầu làm một số công việc nhà theo phân công của bố mẹ như: dọn đồ chơi, gấp quần áo, lau bàn ăn, đổ rác, quét nhà.... Sau mỗi việc làm được hoàn thành, con sẽ được trả một phần tiêu dùng cố định. Việc hoàn thành các công việc nhà, con học thêm được kỹ năng sắp xếp đồ đạc gọn gàng, ngăn nắp, hiểu thêm về trách nhiệm của mình trong gia đình.
Quan trọng nhất trong giai đoạn này, con học được kỹ năng đưa ra quyết định và kỹ năng lập ngân sách tiêu dùng. Từ đó, con có trách nhiệm hơn với những nhu cầu cá nhân, thay vì phụ thuộc vào bố mẹ như trước.
Bài học 3: Phân biệt nhu cầu “CẦN” và “MUỐN”
Việc con chưa hoàn toàn hiểu được mức độ cần thiết trong hoạt động chi tiêu là điều hoàn toàn bình thường ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, khi ba mẹ quyết định cho con quản lý tài chính đồng nghĩa với việc ba mẹ cần đồng hành cùng con để giúp con hiểu và sử dụng đúng mục đích, con biết được đâu là nhu cầu cần thiết và đâu chỉ là mong muốn nhất thời.
Bố mẹ hãy chia thành hai cột “Những điều con Cần” và “Những điều con Muốn” và để con tự điền nguyện vọng vào từng cột tương ứng. Sau khi nhận biết được nguyện vọng của con, ba mẹ có thể cùng thảo luận với con để đi đến quyết định chi tiêu cho các nhu cầu của con.
Việc phân biệt nhu cầu “Cần” và “Muốn” giúp con có sự cân nhắc nhất định và luôn duy trì được trạng thái cân bằng và ổn định trong tương lai.
--------------------------------
Lincoln School - Missions for Liberal Arts
☎️Hotline: 093.635.5656
Email: info@lincolnschool.edu.vn
Fanpage: Lincoln School
Địa chỉ: Trường tiểu học Lincoln, khu đô thị Văn Phú, Hà Đông, Hà Nội
Về chúng tôi
Đội ngũ
Tuyển sinh
Tin tức
Liên hệ